Hiện nay, mối quan tâm về sức khỏe của người dân đang tăng lên một cách nhanh chóng. Chính vì vậy mà kinh doanh phòng khám ngày càng trở thành lĩnh vực kinh doanh “hot” được nhiều nhà quản lý, nhà đầu tư quan tâm và rót vốn. Một câu hỏi đặt ra của các startup phòng khám đó là việc kinh doanh phòng khám cần bao nhiêu vốn? Để trả lời một cách chi tiết nhất cho câu hỏi này, hãy cùng theo dõi bài viết mà Myspa chia sẻ ngay sau đây.
Tiềm năng của việc kinh doanh phòng khám
Như đã nói ở trên, vấn đề sức khỏe, làm đẹp hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân. Bởi mức sống của họ ngày một tăng cao. Khi họ đã không còn phải bận tâm quá nhiều đến cái ăn, cái mặc nữa thì việc quan tâm và duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất là điều rất dễ hiểu.
Chính từ nhu cầu được quan tâm về sức khỏe ngày càng tăng ấy mà đòi hỏi nguồn “cung” của thị trường phải được đẩy mạnh. Đây là một tiềm năng về khách hàng lớn của việc kinh doanh phòng khám. Ngoài ra, việc kinh doanh phòng khám không chỉ đem lại lợi ích cho khách hàng mà còn đáp ứng được bài toán lao động, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho các y, bác sĩ,…
Kinh doanh phòng khám là một lĩnh vực kinh doanh ý nghĩa, đem lại lợi ích to lớn cho cộng đồng. Do đó, nó không chỉ có tiềm năng về nguồn khách hàng mà còn thu hút được đông đảo sự quan tâm của các nhà đầu tư, nhà tài trợ cộng đồng,…
Chi phí để bắt đầu kinh doanh phòng khám
Việc kinh doanh phòng khám là một lĩnh vực kinh doanh rất tiềm năng, tuy nhiên chi phí bỏ ra cho việc đầu tư và vận hành không phải là con số nhỏ. Để trả lời được kinh doanh phòng khám cần bao nhiêu vốn, người chủ cần phải tính toán được các khoản chi phí mà mình cần bỏ ra. Các khoản chi phí cho việc kinh doanh phòng khám có thể kể đến như:
Chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động là những khoản chi không thể thiếu để đảm bảo các hoạt động hằng ngày diễn ra. Các khoản chi cho chi phí hoạt động bao gồm các chi phí cơ bản là:
Chi phí nhân viên
Khi mới bắt đầu, bạn nên thuê một nhân viên có thể đảm nhiệm nhiều vai trò gồm cả việc ở quầy lễ tân và hỗ trợ các trách nhiệm y tế. Khi lợi nhuận tăng, bạn có thể thuê bất kỳ nhân viên bổ sung nào phù hợp với chuyên môn, vị trí mà phòng khám bạn đang cần. Trung bình, bạn nên dự trù khoảng 3.000 đô la cho chi phí thuê nhân viên hàng tháng.
Chi phí cho nhà cung cấp
Các chi phí phải bỏ ra cho nhà cung cấp thường bao gồm các chi phí cho các cơ sở sản xuất thuốc, chi phí lưu giữ hồ sơ sức khỏe điện tử và quản lý chu kỳ doanh thu, xử lý bảng lương, các dịch vụ internet, điện thoại,… Chi phí bỏ ra ban đầu khoảng 5000 đô la và cần từ 700 đô la hàng tháng để duy trì khoản này.
Các chi phí hoạt động tùy chọn khác
Chi phí đi lại liên quan đến kinh doanh, hội phí, điều phối tiếp thị và truyền thông xã hội có thể mang lại lợi ích cho bạn. Tuy nhiên, các loại chi phí hoạt động này là không bắt buộc. Nếu bạn đang gặp khó khăn về tài chính khi bắt đầu khởi nghiệp thì hãy từ bỏ chúng cho đến khi bạn có đủ tài chính vững chắc.
Định phí cho một phòng khám
Ngoài các chi phí hoạt động là chi phí của nguồn vốn lưu động bạn cần phải chi hàng tháng thì khi mới mở một phòng khám, bạn còn cần những khoản định phí “khổng lồ” khác như:
Mặt bằng, không gian của phòng khám
Mặt bằng là một khoản định phí bắt buộc khi bạn muốn kinh doanh phòng khám bởi đây là phương pháp kinh doanh trực tiếp. Bạn nên chỉ thuê một không gian đủ lớn cho những gì bạn cần. Tuy nhiên, tiềm năng trong tương lai có thể mở rộng. Theo phân tích cho biết nên chi khoảng 2.000 đến 2.500 đô la hàng tháng cho việc thuê mặt bằng 2.000 mét vuông là đủ để hoạt động. Tốt nhất bạn nên lựa chọn vị trí thuận lợi di chuyển và thương lượng hợp đồng thuê nhiều năm khi có thể. Nhớ rằng hãy cân nhắc các chi phí khác, chẳng hạn như bảo trì khu vực chung, thuế và bảo hiểm khi thương lượng tiền thuê nhé!
Định phí máy móc thiết bị
Để tạo nên thành công về chất lượng cũng như uy tín cho phòng khám thì ngoài việc có đội ngũ y bác sĩ giỏi, bạn cũng cần phải đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại. Đây là khoản phí mà dù ít dù nhiều, bất kỳ một phòng khám nào cũng cần phải có. Lượng tiền chi cho việc máy móc thiết bị này còn tùy thuộc vào quy mô phòng khám và lĩnh vực khám mà bạn lựa chọn là gì mà sẽ có những mức giá khác nhau.
Phí bảo hiểm
Việc khám và chữa bệnh ngày nay đa số được trả qua bảo hiểm y tế. Bạn là một phòng khám tư nhân muốn mở rộng tệp khách hàng của mình thì việc mua các gói bảo hiểm trách nhiệm chung và bảo hiểm sơ suất y tế cho phòng khám là điều nên làm. Việc mua này tức là bạn sẽ mua lại các dịch vụ bảo hiểm từ bộ y tế, sau đó khách hàng sẽ đến thăm khám tại phòng khám của bạn và được nhận các dịch vụ ưu đãi thanh toán tương tự với các phòng khám công lập khác. Trong tương lai, đây là khoản định phí lâu dài giúp bạn mở rộng quy mô khám bệnh trở thành phòng khám đa khoa với mức giá hợp lý.
Tối ưu hóa nguồn vốn
Chi phí để kinh doanh một phòng khám là một khoản tiền rất lớn. Tuy nhiên, không vì thế mà các startup bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tiềm năng này. Thay vì phải ngồi nghĩ “đau đầu” với các khoản tiền khổng lồ thì tại sao các nhà quản lý không thử tìm cách “tối ưu hóa” chi phí bằng một số phương pháp được gợi ý sau đây?
Quy mô phù hợp
Khi mới bắt đầu kinh doanh, nguồn vốn của startup còn khá “eo hẹp” và còn nhiều khoản phải lo. Lựa chọn một quy mô quá rộng sẽ tiêu tốn của startup rất nhiều khoản định phí “khổng lồ” cũng như “chi phí không tên” khác. Bởi vậy, một quy mô kinh doanh phù hợp với mức vốn và mục tiêu hoạt động là tiêu chí đầu tiên khi mở một phòng khám. Điều này vừa giúp tối giản được nhiều khoản chi phí, vừa giúp các startup thoát khỏi nỗi lo vận hành không hiệu quả
Chi tiền đúng chỗ
Như đã nói ở trên, chi phí kinh doanh một phòng khám là rất lớn. Làm sao để chi tiền một cách hợp lý giúp tối ưu các khoản chi không cần thiết là điều một startup nên làm. Họ nên tối ưu bằng cách lập bảng dự trù kinh phí và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên khoản phí nào nên chi trước. Còn những khoản phí có thể đầu tư dần như phí thuê thêm nhân công, mua thêm máy móc thiết bị thì có thể làm khi phòng khám đã bắt đầu bước vào giai đoạn ổn định.
Giải pháp công nghệ để tối ưu chi phí
Để chi phí vận hành, quản lý có thể đạt tối ưu thì việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào quản lý là cách mà các nhà startup không nên bỏ qua. Khi áp dụng công nghệ vào việc vận hành, nhà quản lý không chỉ tối ưu được kinh phí cho việc thuê nhân sự, quản lý sổ sách, bệnh án, khách hàng, truyền thông mà còn giúp phòng khám của bạn tiết kiệm được thời gian và trở nên chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Một giải pháp công nghệ thông minh giúp tối ưu hóa được nguồn vốn kinh doanh phòng khám cho các startup đó là Myspa. Phần mềm quản lý phòng khám Myspa của bạn tiếp cận được với công nghệ 4.0 hiện đại, không chỉ làm tăng doanh số nhờ khả năng tiếp cận với lượng lớn khách hàng mục tiêu mà còn giúp các startup tối ưu được các chi phí khi vận hành, kinh doanh phòng khám.
>>> Nếu bạn đã cảm thấy sẵn sàng thì hãy bắt đầu với một số kinh nghiệm trong việc mở phòng khám của chúng tôi <<<
Tăng sức mạnh cho nguồn vốn
Khi mới kinh doanh một phòng khám thì tiềm lực nguồn vốn là điều họ quan tâm nhất. Trừ khi bạn là một “thiếu gia tài phiệt” với một nguồn lực kinh tế cực kỳ lớn, bạn mới có thể tự lực kinh doanh phòng khám được. Còn đa số các phòng khám hiện nay đều kinh doanh theo dạng chung vốn cổ phần, tài trợ. Có một số lựa chọn có sẵn để trang trải chi phí bắt đầu hành nghề phòng khám mà bạn có thể tham khảo như:
Các khoản vay ngân hàng
Nhiều ngân hàng chính thống hiện nay có các bộ phận nhân viên chuyên phân tích các đơn xin vay y tế. Mặc dù quá trình nộp đơn có thể kéo dài, nhưng các khoản vay này tương đối rẻ. Các ngân hàng truyền thống sẵn sàng bỏ qua lịch sử tín dụng ít xuất sắc hơn và khoản nợ hiện có bạn để cho vay với mục đích tạo giá trị cho cộng đồng. Tuy nhiên, các khoản vay này có tính cạnh tranh cao và có thể khó thu được.
Các khoản vay có kỳ hạn
Các khoản này có sẵn thông qua các nhà cho vay thay thế, các khoản vay này được điều chỉnh cho phù hợp với các bác sĩ và người hành nghề kinh doanh phòng khám. Đây là một lựa chọn tốt khi mà các khoản vay ngân hàng truyền thống không khả thi nhưng lãi suất lại đắt hơn. Ưu điểm của nó là có trình độ ít nghiêm ngặt hơn và cung cấp quy trình nộp đơn nhanh hơn.
Các khoản vay ngắn hạn
Mặc dù các khoản vay này hiếm khi dành riêng cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế phòng khám, nhưng chúng có thể là một lựa chọn tốt nếu bạn biết mình sẽ kiếm được nhiều tiền. Quá trình đăng ký nhanh chóng và các tiêu chí để được phê duyệt cũng lỏng lẻo hơn. Chúng đắt hơn với lãi suất cao hơn và thời hạn trả nợ ngắn hơn.
Hạn mức tín dụng kinh doanh
Tùy chọn tài trợ này hoạt động giống như một thẻ tín dụng kinh doanh. Người cho vay của bạn chấp thuận cho bạn một số tiền nhất định, nhưng bạn chỉ trả lãi cho những gì bạn sử dụng. Nó được coi là tốt cho các chủ phòng khám đang cần gấp nguồn vốn vì họ có thể tiếp cận tiền nhanh chóng.
Cho vay thiết bị
Các khoản vay này là các khoản tài trợ cho việc mua máy móc thiết bị vận hành phòng khám. Tuy nhiên, nó được giới hạn nghiêm ngặt đối với các loại mua thiết bị bởi bạn sẽ phải gửi báo giá cho người cho vay của mình trước khi được chấp thuận mua. Nếu bạn sử dụng thiết bị làm tài sản thế chấp, bạn sẽ không cần phải trả trước hoặc sử dụng tài sản cá nhân của mình. Các khoản vay thiết bị này thường có lãi suất cao hơn.
Kêu gọi nhà đầu tư, nhà tài trợ
Phòng khám là lĩnh vực kinh doanh mang nhiều ý nghĩa cộng đồng, vậy nên kêu gọi tài trợ cho việc kinh doanh này là khá dễ dàng. Bạn có thể kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư quan tâm đến các dự án sức khỏe cộng đồng như shark Liên, shark Hưng,… Tuy nhiên, để kêu gọi đầu tư một cách hiệu quả, bạn cần thiết lập dự trù ngân sách, bảng doanh thu và lợi nhuận, khả năng sinh lời rõ ràng để có thể thuyết phục được các chủ đầu tư, tài trợ.
Kinh doanh phòng khám cần bao nhiêu vốn?
Ở khoản tính toán trên, các con số chỉ là ước lượng cho hoạt động kinh doanh lĩnh vực y tế. Các chi phí vốn này là không cố định bởi nó còn tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu sử dụng phòng khám trong lĩnh vực cụ thể nào mà chi phí vốn bỏ ra khác nhau. Vậy nên, câu hỏi kinh doanh phòng khám cần bao nhiêu vốn sẽ không thể trả lời theo định lượng một cách rõ ràng mà nó chỉ là ước tính cơ bản.
Tuy nhiên thì khi bắt đầu kinh doanh, bạn cũng cần chuẩn bị một nguồn vốn góp nhất định. Tùy thuộc vào bạn tiết kiệm được từ chi phí hoạt động, vận hành bao nhiêu, kêu gọi được nguồn tài trợ, đầu tư bao nhiêu sẽ quyết định đến số vốn “tiền túi” bạn cần bỏ ra. Hai nguồn vốn này tỉ lệ nghịch với nhau, tức có nghĩa là bạn càng tiết kiệm được nhiều, kêu gọi được nhiều thì khoản tiền bạn cần bỏ ra càng ít lại.
Trên đây là những thông tin về chi phí cũng như một số “bí quyết” giúp bạn có thể dự trù được việc kinh doanh phòng khám cần bao nhiêu vốn. Hy vọng bài viết này của Myspa đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Chúc bạn kinh doanh thành công!
Xem chi tiết phần mềm quản lý tại