9 Kinh Nghiệm Quý Báu để kinh doanh Spa thành công

Biên tập:

Kinh nghiệm kinh doanh spa thành công của chúng tôi có được là từ hơn 5000 khách hàng và đối tác trên toàn quốc là các Spa, thẩm mỹ viện. Đó là nguồn kinh nghiệm thực tế mà chúng tôi có thể tổng hợp cho các bạn

Nếu bản thân bạn cũng đang quan tâm và cân nhắc về việc kinh doanh Spa, hãy cùng MYSPA tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé!

Tổng quan về dịch vụ làm đẹp tại Việt Nam

kinh doanh spa

Spa là dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp bằng nước và massage kết hợp với những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Theo hiệp hội Spa Thế Giới, Spa là tất cả những liệu pháp đem lại sự cân bằng năng lượng cho cơ thể và tâm hồn.

Đây cũng là ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao và khá cạnh tranh tại thị trường Việt Nam. Vì thể để có được chiến lược kinh doanh spa hiệu quả, hãy cùng Myspa điểm qua các việc cần làm trước khi mở spa.

Cần chuẩn bị trước khi bắt đầu kinh doanh spa

1. Lên kế hoạch kinh doanh spa chi tiết

Lên kế hoạch kinh doanh thực sự rất quan trọng khi mở spa cho người mới bắt đầu. Nếu spa của bạn là một cuộc hành trình, hãy nghĩ phần này như là một bước khởi động. Nó sẽ giúp bạn hướng đến vạch đích, giúp sắp xếp các kế hoạch và ưu tiên của bạn.

Kế hoạch mở spa cần rõ ràng từ định hướng kinh doanh, nguồn lực, chi phí…Càng chi tiết bảng kế hoạch thì bạn càng dễ triển khai. Một bảng kế hoạch chi tiết và logic sẽ làm bảng đỡ mất thời gian để sắp xếp các ý tưởng và tiết kiệm rất nhiều chi phí khi xây dựng.

2. Xác định mô hình spa

Hiệp hội Spa Quốc tế (ISPA) định nghĩa một doanh nghiệp là một spa nếu nó cung cấp ít nhất hai trong số các dịch vụ sau đây cho khách hàng: Chăm sóc da (bao gồm trang điểm), massage, trị liệu toàn thân (bao gồm các dịch vụ thẩm mỹ viện và wax lông). Mô hình spa tại nhà cũng là một lựa chọn tuyệt vời giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của bạn.

Hãy chọn một dịch vụ đặc trưng nhất của spa để đẩy mạnh dịch vụ đó đến khách hàng và làm họ nhớ về bạn. Nếu spa của bạn chuyên trị mụn, thâm thì khi khách hàng gặp vấn đề với da mụn sẽ tìm đến bạn.

Ngoài ra, nếu bạn đang cung cấp một dịch vụ mà bạn không quen thuộc hoặc chưa có chuyên môn cao, hãy thuê một nhân viên hoặc thu hút một đối tác có thể đảm nhiệm tốt vai trò và đào tạo lại cho nhân viên spa. Dịch vụ spa bạn chọn cũng ảnh hướng rất nhiều đến công việc kinh doanh spa của bạn.

Xem thêm: 7 Loại hình spa đang là xu hướng

3. Đăng ký giấy phép kinh doanh Spa

Để đưa doanh nghiệp spa vào kinh doanh hoạt động một cách hợp pháp. Thì bước tiếp theo là đăng ký thành lập công ty kinh doanh spa với Sở Kế hoạnh và Đầu tư. Đặt tên cho doanh nghiệp và hoàn thành hồ sơ là bạn đã thực hiện xong bước này. Theo như kinh nghiệm mở spa của nhiều người, việc thành lập spa dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có các lợi ích về thuế nhất định mà bạn có thể thảo luận với kế toán viên có chuyên môn.

Các giấy phép khác bao gồm thuế bán hàng, mã số thuế và giấy chứng nhận quyền sở hữu. Bạn cũng sẽ cần một chính sách bảo hiểm trách nhiệm nhằm bảo vệ doanh nghiệp của bạn khi bị trộm cắp tài sản, trách nhiệm pháp lý, thiệt hại và hỏa hoạn, chính sách bồi thường cho nhân viên.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký kinh doanh spa

4. Xây dựng thương hiệu

Đây là điều không hề dễ dàng đối với một spa mới mở. Khi trong đầu khách hàng thương hiệu của bạn đang là con số 0 thì việc gây dựng một hình ảnh chỉnh chu cần khá nhiều thời gian và công sức.

Chọn tên hay cho spa

Chọn một cái tên cho spa có đơn giản không? Đừng lo lắng nếu bạn không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu. Myspa sẽ cho bạn những gợi ý hữu ích.

Đặt tên spa của bạn và tạo thương hiệu là những bước đầu tiên cần thiết. Bạn sẽ tìm ra những gì bạn muốn được gọi. Cách bạn sẽ tương tác và thương hiệu của bạn sẽ trông như thế nào — hãy nghĩ về nó như cách bạn sẽ nói với khách hàng về tính cách doanh nghiệp của mình.

Tên spa phải phản ánh thương hiệu, chất lượng, trải nghiệm khách hàng và dịch vụ bạn sẽ cung cấp. Nó cũng có thể bao gồm các tên gọi thể hiện tính cách của bạn hoặc chữ cái trong tên. Vd: Tidu Spa là viết tắt của tên bạn “Tiên Dung” khi đây là một mô hình spa tại nhà. Đó là một trong những lựa chọn các chủ vừa mới kinh doanh spa có thể dùng. 

Xem thêm: Làm sao đặt tên Spa hay? Gợi ý 5 cách để có tên spa đẹp, gây ấn tượng

Tạo thương hiệu riêng cho spa

Thương hiệu nói lên tất cả mọi thứ về doanh nghiệp của bạn. Đó là cách bạn tương tác với khách hàng và tiếp thị với khách hàng tiềm năng, cũng như cách bạn thể hiện cho spa một cách trực quan. Thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện trên các bảng hiệu, bên trong spa và trên các tài liệu tiếp thị. 

Các khía cạnh chính bao gồm: Logo, Bảng màu, Kiểu chữ, Hình ảnh thể hiện. Đây như một brand guideline giúp bạn nhận diện thương hiệu tốt hơn đối với khách hàng. Bất cứ spa nào đều phải có những tiêu chuẩn riêng cho thương hiệu ở từng hạng mục kể trên.

Tuy vào phong cách mà bạn định hình sẽ quyết định được logo, màu sắc, hình ảnh. Bạn cần nghiên cứu kỹ những vấn đề này vì thương hiệu khi xây dựng sẽ rất ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh. Đặc biệt là màu sắc, font chữ sao cho không lỗi thời mà vẫn giữ được ý nghĩa bạn muốn truyền tải qua thời gian là điều rất quan trọng.

thiết kế logo spa ấn tượng
Gợi ý thiết kế logo cho spa

5. Chọn vị trí cơ sở kinh doanh tiệm spa

Địa điểm kinh doanh spa là điều quan trọng nhất khi kinh doanh spa. Bởi nó có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều, đặc biệt là chi phí quảng cáo. Mặt bằng spa lý tưởng nhất là ở trung tâm thành phố, nơi có lượng giao thông đông đúc hoặc gần các khu vực, trung tâm mua sắm, giải trí.

Tuy nhiên, giá cả ở những khu vực này thường là vô cùng đắt đỏ. Và không phải khu dân cư đông đúc nào cũng phù hợp để mở spa. Nếu bạn là một startup spa với mô hình nhỏ thì không nên đặt cơ sở kinh doanh nằm gần những spa lớn đã có danh tiếng trước đây. Ngoài ra, phải chọn khu dân cư có thu nhập phù hợp với khách hàng mục tiêu đã đề ra.

Đảm bảo rằng không gian của bạn có đủ chỗ cho tất cả các dịch vụ mà bạn cung cấp, chẳng hạn như phòng massage và phòng tắm, tẩy lông, làm móng cũng như bàn, ghế, giá để bán sản phẩm, khu vực chờ đợi, phòng cho nhân viên lễ tân, phòng giải lao, kho và dễ dàng cho việc nhận và lấy các dụng cụ cần thiết.

6. Công nghệ và trang thiết bị

Quy mô spa của bạn và các dịch vụ bạn cung cấp sẽ quyết định thiết bị bạn cần trước khi bắt đầu mở spa. Spa có thể có vòi hoa sen và tủ khóa cho khách, và các phòng cách âm nếu bạn định cung cấp dịch vụ mát-xa thư giãn.

Các mặt hàng khác có thể bao gồm: Bàn / ghế massage, khăn trải giường, máy giặt và máy sấy, mặt nạ mắt và mặt, đồ dùng nhà tắm (xà phòng, dầu gội, dầu xả), dầu xoa bóp, nến và tinh dầu, bộ chăm sóc móng chân. Laser tẩy lông, dụng cụ tẩy tế bào chết / đá bọt, bể sục hoặc bồn tắm hoặc vòi sen trị liệu thủy sinh khác. Thiết bị văn phòng như bàn tiếp tân, ghế, nội thất khu vực lễ tân…

Hãy nghiên cứu kỹ vị trí của bạn trong ngành spa. Spa của bạn quy mô như thế nào và thu hút những khách hàng nào? Rồi mới quyết định việc mua thiết bị nào bạn cần thực hiện trước khi spa của bạn mở cửa và những gì bạn có thể mua sau đó khi không gian và tài chính cho phép.

trang thiết bị kinh doanh spa
Trang thiết bị cần thiết trong Spa

Còn về mỹ phẩm, những thứ cần thiết phải có như: Kem tẩy trang, Sửa rửa mặt, Kem massage… tùy vào từng đối tượng khách hàng mà bạn cần trang bị cho phù hợp. Bên cạnh đó, Spa của bạn nên có những loại mỹ phẩm đặc trị riêng nhằm thu hút khách hàng hơn.

mỹ phẩm kinh doanh spa
Mỹ phẩm spa

7. Tuyển dụng và quản trị nhân sự

Nhân viên là điều cốt lõi để duy trì một doanh nghiệp spa phát triển bền vững. Khi bắt đầu startup spa, doanh nghiệp nên thuê một đội ngũ chuyên viên trình độ có tay nghề. Bên cạnh đó, doanh nhiệp cũng nên quan tâm đến đức tính của nhân viên khi tuyển dụng. Bởi sở hữu các đức tính chăm chỉ, chủ động, chịu học hỏi, chủ spa sẽ quản lý nhân viên spa một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, đối với chi phí tuyển dụng nhân viên có tay nghề sẽ rất cao. Bạn có thể cân nhắc đến việc đào tạo người mới để trở thành nhân viên trong spa của bạn.

Nếu bạn lựa chọn kinh doanh spa tại nhà, thì theo kinh nghiệm của chủ spa thành công. Bạn không cần quá nhiều nhân viên và hoàn toàn có thể tự thực hiện và học khóa chuyên môn để có được bằng cấp về lĩnh vực dịch vụ spa. Như vậy có thể giúp bạn tiết kiệm những chi phí không cần thiết.

nhân sự spa
Nhân sự spa

Bên cạnh chuyên môn, bạn cần phải đào tạo đội ngũ nhân viên tốt về khả năng ứng xử để tạo thiện cảm với khách hàng. Đó cũng là điều kiện tốt để khách hàng quay trở lại điều trị ở Spa của bạn.

8. Quảng cáo cho doanh nghiệp SPA

Trong giai đoạn đầu xây dựng spa thì bạn cũng nên làm marketing cho spa của mình. Trước khi bắt đầu lập kế hoạch marketing spa, bạn phải tìm hiểu và nghiên cứu được thị trường, đối thủ, điểm mạnh, yếu của spa để có định hướng phù hợp.

Sau đó là xây dựng những hệ thống “thu hút” khách hàng trên các kênh online như xây dựng fanpage, website, youtube…Từng bước hoàn thiện hệ thống này khi spa được hoàn chỉnh. Kết hợp giữa marketing offline và online khi bạn đã bắt đầu có khách hàng và một spa chỉnh chu để gia tăng hiệu quả marketing.

Khi bắt đầu mở spa, bạn sẽ phải lên kế hoạch marketing chi tiết từ khâu tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách và tăng doanh thu cho spa. Việc marketing cũng là một nhánh mất khá nhiều thời gian của bạn. Vì thế để tiết kiệm được nhiều nhất thời gian và nhân lực, hãy sử dụng công cụ hỗ trợ. Bạn chỉ cần lên định hướng và phát triển kế hoạch thật hoàn hảo.

Khi mà ngày nay, chị em phụ nữ – những người quan tâm nhất đến vấn đề làm đẹp, sử dụng mạng xã hội nhiều hơn thì việc quảng cáo qua các trang web, Facebook, Zalo… giúp cho bạn dễ dàng tiếp cận và lôi kéo khách hàng đến với cửa hàng của mình ngày một đông. Để thực hiện việc này, bạn cần thuê những người có am hiểu trong lĩnh vực quảng cáo.

9. Được cấp phép và đào tạo

Để spa và nhân viên của bạn có thể hoạt động theo đúng quy định pháp luật. Thì việc cấp phép đào tạo cho chủ doanh nghiệp là điều cần thiết. Liên lạc với các cơ quan ban ngành liên quan để biết thông tin về các yêu cầu cấp phép. Phạm vi dịch vụ bạn được thực hiện dựa trên giấy phép đào tạo bạn đã hoàn thành trước đó.

Chi phí giấy tờ này có thể giảm nếu bạn đã có kinh nghiệm kinh doanh spa. Bởi vì, từ các nhà trị liệu massage đến các chuyên gia thẩm mỹ, các nghệ sĩ trang điểm cho đến các nhà tạo mẫu, bạn sẽ cần phải có giấy phép đào tạo được nhà nước chấp thuận trong chuyên môn của bạn.

giấy phép đào tạo spa
Mẫu giấy phép đào tạo spa

Xác định xem nó sẽ có lợi về tài chính hay không khi thuê kỹ thuật viên trong các lĩnh vực khác nhau so với việc tự mình đào tạo đội ngũ chuyên viên. Thay vào đó, bạn có thể chọn tập trung vào mặt kinh doanh của spa.

Gợi ý chiến lược khi bắt đầu kinh doanh spa

chiến lược tăng trưởng kinh doanh
Tổng hợp chiến lược tăng trưởng kinh doanh spa

Chiến lược tăng trưởng tập trung

Đây là chiến lược phát triển các nguồn lực trong nội bộ của spa để tăng doanh số. Chiến lược tăng trưởng tập trung bao gồm các chiến lược sau đây:

Thâm nhập thị trường 

Thâm nhập thị trường nhằm tăng thị phần cho các sản phẩm, dịch vụ hiện có bằng cách marketing. Các chiến lược này bao gồm:

  • Quảng cáo gói sản phẩm, dịch vụ thành các gói hấp dẫn có thể bán được
  • Giảm giá cho các khách hàng thân thiết
  • Hạ giá để đánh bại đối thủ cạnh tranh.

Mặc dù có vẻ không hấp dẫn. Thế nhưng giảm giá có thể là một chiến lược mở rộng ngắn hạn tốt cho các spa bán sản phẩm, dịch vụ tương tự như đối thủ cạnh tranh.

Nếu bạn không thể tăng hoặc cải thiện phạm vi sản phẩm, dịch vụ và phải tiếp tục quảng cáo. Có thể bạn cần phải làm cho sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn hơn bằng cách kết hợp chúng với các sản phẩm, dịch vụ bổ sung trong một gói hoặc cung cấp giá mua hàng loạt. Từ các diễn đàn làm đẹp có thể thấy chiến lược tăng trưởng tập trung mang lại hiệu quả cho các chủ spa, clinic.

Xem thêm: Gợi ý 7 diễn đàn làm đẹp chủ spa nên biết

Phát triển thị trường

Chiến lược phát triển thị trường liên quan đến việc quảng bá các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có cho khách hàng mới hoặc giới thiệu chúng ở một khu vực địa lý mới. Có thể thị trường của bạn đã bão hòa hoặc bạn đang gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng mới trong khu vực địa phương của mình.

Nếu việc này kéo dài doanh thu của bạn có thể bị ảnh hưởng. Trừ khi một doanh nghiệp tìm được thị trường mới cho sản phẩm của mình. 

Ngân sách của các spa nhỏ có thể không cạnh tranh được so với các doanh nghiệp lớn. Thế nhưng họ có thể tìm cách làm mới các sản phẩm, dịch vụ hiện tại. Ngoài ra còn có thể mở rộng ra các thị trường tương tự. 

Mở rộng sản phẩm

Các spa có thể hưởng lợi rất nhiều từ việc mở rộng các dòng sản phẩm, dịch vụ hoặc thêm các tính năng mới để thu hút thị trường hiện có của họ. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng doanh thu hoặc lợi nhuận không đạt yêu cầu do công nghệ lạc hậu hoặc sản phẩm lỗi thời. Đã đến lúc mở rộng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Khi doanh số bán sản phẩm, dịch vụ của bạn bắt đầu giảm, đã đến lúc loại bỏ các sản phẩm yếu hơn và giới thiệu các phiên bản mới hơn cho khách hàng trung thành của bạn như một điểm khởi đầu. Bất kỳ spa, clinic nào có sản phẩm, dịch vụ không đạt mục tiêu đều có thể hưởng lợi từ việc mở rộng nó. Thế nhưng bạn cần nghiên cứu trước khi mở rộng, bởi vì nó là chìa khóa để tránh thất bại.

Chiến lược tăng trưởng hội nhập

Có rất nhiều cơ hội cho các chủ spa theo đuổi các chiến lược tăng trưởng hội nhập để phát triển hoạt động kinh doanh thông qua việc sở hữu hoặc kiểm soát các nhà cung cấp của doanh nghiệp. Nhìn chung, chiến lược này nằm trong các hoạt động mua lại hoặc sáp nhập của doanh nghiệp. Nó được chia thành hai phần là:

Chiến lược tăng trưởng hội nhập theo chiều chiều dọc

Với chiến lược này, các spa có thể giành quyền kiểm soát một số hoặc tất cả nguồn cung cấp của mình hoặc trở thành nhà cung cấp của chính mình bằng cách mua lại một nhà cung cấp đã hoạt động thành công. Đây là chiến lược chung cho doanh nghiệp đã thiết lập hệ thống kiểm soát hàng tồn kho kịp thời.

Bằng cách mua lại (các) nhà cung cấp cốt lõi, các chủ spa, clinic có thể tối ưu hóa quy trình vận hành và cắt giảm chi phí. Chiến lược này giúp bạn kiểm soát nhiều hơn sản phẩm, dịch vụ của mình được bán trên thị trường.

Chiến lược tăng trưởng hội nhập theo chiều ngang

Một cách khác để phát triển spa hiện tại là mua lại đối thủ cạnh tranh hoặc bắt đầu kinh doanh cạnh tranh (bán cùng một sản phẩm dưới một nhãn khác). Chiến lược này hiện đang được các chủ spa thường xuyên sử dụng. Bởi vì nó làm tăng lợi thế cạnh tranh nhờ vào việc sở hữu hoặc tăng khả năng kiểm soát với đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa

Các chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa có liên quan đến việc tham gia vào một thị trường hoặc một ngành mới. Một ngành mà spa của bạn hiện chưa hoạt động. Đồng thời tạo ra một sản phẩm cho thị trường mới. Dưới đây là một số kiểu chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa:

Đa dạng hóa theo chiều ngang

Là khi bạn phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới bổ sung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi và thu hút khách hàng hiện tại của bạn. 

Đa dạng hóa đồng tâm

Đây là việc có liên quan đến bổ sung các sản phẩm mới có tác dụng cộng hưởng về công nghệ hoặc marketing với các dòng sản phẩm hoặc ngành hiện có, nhưng thu hút khách hàng mới. Bạn có thể tận dụng công nghệ và hoạt động marketing hiện có để đa dạng hóa theo cách này.

Đa dạng hóa tổng hợp

Đây là chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa bằng việc bạn thêm các sản phẩm, dịch vụ mới hoàn toàn khác và không liên quan gì đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của bạn.

Quản lý kinh doanh dễ dàng với phần mềm tự động hóa

Phần mềm hỗ trợ quản lý khách hàng Myspa
Phần mềm hỗ trợ quản lý kinh doanh spa

Khi mở spa cho người mới bắt đầu, việc quản lý quy trình vận hành là điều không thể thiếu. Trước đây khi các chủ spa vận hành bằng những phương pháp thủ công như sổ sách, excel đã gặp không ít khó khăn. Vì thế, ngày nay các chủ spa đa phần sử dụng hệ thống phần mềm để quản lý. Từ spa mini cho đến các spa lớn, quản lý bằng phần mềm sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí và cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp cho spa của bạn.

Sự chuyên nghiệp được thể hiện rõ qua hệ thống đặt lịch online và nhắc lịch hẹn cho khách hàng. Khách khi đến spa không phải chờ đợi và sẵn sàng trải nghiệm những liệu trình tốt nhất. Nhân viên spa cũng sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc khách hàng.

Ngoài ra, công cụ quản lý Spa sẽ giúp bạn kiểm soát chi phí. Và quản lý vận hành và theo dõi nhân viên một cách hiệu quả và chính xác. Với phần mềm quản lý spa chuyên nghiệp Myspa, bạn có thể theo dõi thu chi spa. Từ đó, có thể dễ dàng nắm bắt được các khoản chênh lệch hay chi phí phát sinh. 

MYSPA còn hỗ trợ theo dõi liệu trình khách hàng chính xác. Và là một công cụ Marketing giúp bạn phát triển thương hiệu hoặc quản lý doanh nghiệp từ xa. Giúp chăm sóc khách hàng hiệu quả. Thông qua việc gửi các CTKM, voucher qua phần mềm hoặc qua SMS Branding mà bạn đăng ký.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *