Đặt tên phòng khám là bước đầu tiên giúp cho thương hiệu của phòng khám trở nên ấn tượng trong mắt khách hàng. Đây cũng là nỗi băn khoăn của nhiều chủ phòng khám khi không biết làm thế nào để đặt được một cái tên vừa hay, vừa để lại nhiều dấu ấn lại vừa mang ý nghĩa. Thấu hiểu được nỗi lo ấy, bài viết sau đây của Myspa sẽ chia sẻ đến bạn những cách đặt tên phòng khám cùng một số nguyên tắc cơ bản xoay quanh vấn đề về đặt tên phòng khám nhé!
Các nguyên tắc cơ bản khi đặt tên phòng khám
Trước khi đi vào sáng tạo, tìm ra ý tưởng đặt được tên phòng khám của mình thì bất kỳ chủ phòng khám nào cũng cần phải lưu ý những nguyên tắc sau đây:
Tên phòng khám không được trùng với bất kỳ thương hiệu phòng khám nào đã có trước đó
Nguyên tắc đầu tiên khi đặt tên phòng khám là bạn cần tránh những tên phòng khám cùng lĩnh vực đã có trước đó. Bởi khi đặt tên trùng với những thương hiệu khác nghĩa rằng phòng khám của bạn sẽ bị đánh đồng với những vấn đề chung xoay quanh phòng khám ấy. Hơn thế nữa, điều này cũng làm cho khách hàng nhầm tưởng phòng khám của bạn là một chi nhánh, thương hiệu con của phòng khám ấy hay thậm chí rằng bạn đang mạo danh phòng khám. Lúc này, rất có thể phòng khám của bạn sẽ phải đối mặt với câu chuyện bản quyền thương hiệu hay bị đền bù khi có kiện tụng xảy ra.
Không đặt tên theo danh từ chung
Các danh từ chung, không có ý nghĩa riêng rõ ràng như Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang,… sẽ không thể hiện rõ được ý nghĩa những thông điệp mà bạn đang muốn truyền tải đến. Với những tên phòng khám theo danh từ chung này, bạn sẽ chẳng đăng ký được bản quyền thương hiệu cho phòng khám, gây ảnh hưởng tới việc định hướng phát triển phòng khám lâu dài sau này.
Không nên sử dụng các tên viết tắt để đặt tên
Tên viết tắt sẽ giúp cho thương hiệu của bạn trở nên ngắn gọn hơn. Tuy nhiên, bạn cần thật sự khéo léo khi sử dụng các tên viết tắt cho thương hiệu mình bởi nó sẽ rất dễ làm khách hàng hiểu lầm ý nghĩa của nó và không hiểu được thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Điều này cũng vô tình làm cho thương hiệu của bạn bị “lu mờ” trong mắt khách hàng.
Đặt tên cần đi liền với những câu slogan độc đáo
Để để lại dấu ấn thương hiệu của bạn trong lòng khách hàng thì một cái tên phòng khám thôi là chưa đủ. Mà tên hay cần phải đi liền với một câu Slogan thật đặc biệt để gia tăng được độ nhận diện thương hiệu của phòng khám. Đồng thời nó cũng thể hiện ý chí, tinh thần, sự quyết tâm và ý nghĩa dịch vụ của phòng khám bạn.
Gợi ý cách để đặt tên phòng khám gây ấn tượng với tất cả mọi người
Dựa vào những nguyên tắc cơ bản ở trên, lúc này các “nhà sáng tạo” mới bắt đầu nghĩ ra những cách đặt tên phòng khám ý nghĩa. Theo xu hướng hiện nay, một tên phòng khám hay và ý nghĩa thường xoay quanh một trong năm cách kể đến sau đây:
Đặt tên phòng khám theo dịch vụ nổi bật
Một phòng khám có thể phục vụ nhiều dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, để trở nên nổi bật và tạo được dấu ấn đối với khách hàng thì bạn nên chọn một dịch vụ nổi bật nhất của phòng khám để đặt tên cho thương hiệu mình. Điều này là thế mạnh của phòng khám và có thể thu hút khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Đặt tên phòng khám theo ý nghĩa tích cực
Ngoài việc khách hàng đến và điều trị các bệnh có sẵn thì đối với các phòng khám lĩnh vực nha khoa, thẩm mỹ còn là nơi giúp khách hàng tự tin hơn về ngoại hình. Một cái tên mang ý nghĩa tích cực, lạc quan và tràn đầy hy vọng sẽ giúp khách hàng hứng thú và có một tinh thần thoải mái nhất khi tới với phòng khám của bạn.
Đặt tên phòng khám theo đối tượng khách hàng mục tiêu
Một cách đặt tên phòng khám hay khác nữa đó là đặt tên phòng khám theo đối tượng khách hàng mục tiêu. Ví dụ như phòng khám phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em có thể đặt là phòng khám nhi hoặc những cụm từ liên quan đến trẻ em khác. Điều này sẽ tạo nên lợi thế truyền thông mạnh mẽ và thu hút được khách hàng mục tiêu cực kỳ hiệu quả.
Cách đặt tên phòng khám theo tên của chủ sở hữu
Phong cách đặt tên phòng khám theo tên chủ sở hữu này thường phù hợp với những phòng khám tư nhân. Chủ phòng khám thường là các bác sĩ, nha sĩ, người làm nghề với nhiều kinh nghiệm. Cách đặt tên này vừa đem đến cho khách hàng cảm giác gần gũi, vừa gia tăng được độ nhận diện thương hiệu cá nhân, gia tăng được uy tín cho chủ phòng khám.
Cách đặt tên phòng khám bằng các từ tiếng anh ý nghĩa
Tên thương hiệu phòng khám được đặt bằng tiếng anh thể hiện sự trẻ trung, uy tín và hiện đại cho chủ phòng khám. Khi đặt tên theo cách này, chủ phòng khám cần lưu ý lựa chọn từ tiếng anh nào sao cho dễ đọc, dễ nhớ và thể hiện nhiều ý nghĩa thông điệp nhất.
Quy tắc khi đổi tên thương hiệu của phòng khám
Đặt tên phòng khám có thể đem lại nhiều ý nghĩa và gia tăng được độ nhận diện thương hiệu cho khách hàng. Nhưng đôi lúc, cái tên ấy không mang được lại nhiều giá trị như chủ phòng khám kỳ vọng và không để lại ấn tượng gì cho khách hàng. Trong trường hợp này, bạn có thể xem xét, đổi tên phòng khám bằng việc xin cấp lại giấy phép hoạt động theo quy trình sau đây:
- Bước 1: Phòng khám gửi hồ sơ xin cấp phép hoạt động về Sở Y Tế.
- Bước 2: Sở Y Tế sẽ tiếp nhận và gửi phiếu tiếp nhận hồ sơ đến phòng khám.
- Bước 3: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Y Tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định cơ sở trực tiếp để cấp giấy phép hoạt động.
Sau khi được cấp giấy phép hoạt động, bạn có thể tiến hành đăng ký thương hiệu, đổi tên mới cho phòng khám của mình.
Trên đây là một số gợi ý về cách đặt tên phòng khám mà Myspa chia sẻ đến bạn. Myspa hy vọng rằng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẻ trên đây có thể giúp các chủ phòng khám đặt được những cái tên ý nghĩa nhất cho phòng khám của mình. Theo dõi Myspa để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé!
Xem thêm về phần mềm quản lý tại