Đối với một nhà quản lý một phòng khám hay bất cứ một người chủ nào khi bắt đầu với ý định kinh doanh phòng khám đều có những thắc mắc chung đó là nên lựa chọn mô hình phòng khám nào để phù hợp với nhu cầu hoạt động, mục đích kinh doanh cũng như thích ứng được với những xu hướng đổi mới hiện nay. Để hiểu rõ về các mô hình phòng khám hiện nay cũng như lựa chọn được mô hình phù hợp nhất, Myspa sẽ đưa ra cho bạn 4 mô hình phòng khám đang là xu thế được săn đón nhất qua bài viết sau đây.
1. Mô hình phòng khám dẫn đầu về dịch vụ
Mô hình đầu tiên được các phòng khám hiện nay ưa chuộng đó là mô hình dẫn đầu về dịch vụ. Theo mô hình phòng khám này, các bộ phận trong phòng khám sẽ tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho khách hàng. Phòng khám sẽ định hướng tiến tới cung cấp các dịch vụ ngày một hiện đại và tiên tiến, làm hài lòng khách hàng bởi chất lượng dịch vụ. Và đây cũng chính là nguồn thu nhập cốt lõi của phòng khám.
Đối với mô hình này, phòng khám sẽ đặt sự quan tâm của mình vào một nhu cầu chăm sóc sức khỏe cụ thể của khách hàng qua quá trình nghiên cứu các đối thủ, nghiên cứu thị trường mục tiêu và các khách hàng tiềm năng. Nhu cầu này thường khá phức tạp mà họ không thể tự làm tại nhà, do đó phòng khám sẽ phát triển một dịch vụ tập trung đáp ứng được họ ví dụ như dịch vụ chăm sóc da, dịch vụ thẩm mỹ, dịch vụ nail, dịch vụ làm tóc,…
Với việc tập trung vào một dịch vụ, phòng khám sẽ nâng cao được chất lượng tạo nên lợi thế cạnh tranh nhất định và giảm thiểu các chi phí marketing. Mô hình này thường sẽ kết hợp với các phần mềm công nghệ để liên kết tư vấn và khám bệnh (telehealth) giúp cho khách hàng cảm nhận được chất lượng tốt và tiết kiệm tối đa thời gian.
2. Mô hình phòng khám dẫn đầu về trải nghiệm
Đối với mô hình phòng khám dẫn đầu về trải nghiệm, phòng khám sẽ tập trung làm hài lòng khách hàng, gia tăng tỷ lệ khách hàng quay lại bằng cách quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất trong phòng khám như là thái độ của nhân viên, các y bác sĩ; tối giản hóa quy trình khám chữa bệnh; cơ sở vật chất hiện đại; không gian phòng khám sạch sẽ;…
Thay vì để lại ấn tượng cho khách hàng bởi chất lượng hiệu quả của dịch vụ, phòng khám theo mô hình này làm tăng mức độ trung thành của khách hàng bằng cách chạm đến cảm xúc của họ. Lãnh đạo mô hình này đầu tư vào đội ngũ chăm sóc khách hàng, các dịch vụ hậu mãi, xử lý phàn nàn để khách hàng cảm thấy họ luôn được quan tâm và sẻ chia.
Đối với mô hình phòng khám theo kiểu dẫn đầu về trải nghiệm thì chi phí khách hàng phải bỏ ra cao hơn so với mô hình về dịch vụ bởi phòng khám phải chi nhiều chi phí cho việc đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại nhằm đáp ứng được “điểm chạm” của khách hàng.
3. Mô hình phòng khám kết hợp cả dịch vụ và trải nghiệm
Đối với phòng khám có quy mô kinh doanh lớn hơn, họ thường sử dụng mô hình phòng khám kết hợp cả hai yếu tố là dịch vụ và trải nghiệm. Tức là họ không chỉ đáp ứng được nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh của khách hàng mà còn tập trung làm cho khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến với phòng khám của mình.
Hệ sinh thái y khoa của mô hình này sẽ bao gồm cả những dịch vụ khám chữa bệnh, kết hợp với tư vấn, kinh doanh thuốc, đầu tư mở rộng cơ sở vật chất. Đây thường là mô hình hoạt động của hệ thống phòng khám đa khoa hay chuỗi thẩm mỹ viện lớn bởi mô hình đòi hỏi nhiều các chuyên gia y khoa, chăm sóc sức khỏe để mang lại cho khách hàng giá trị lớn nhất.
Để vận hành mô hình phòng khám kết hợp cả dịch vụ và trải nghiệm tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn cho việc đầu tư vào các định phí ban đầu. Mối quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp kiểu mô hình này không phải là thương hiệu mà là làm thế nào để tối ưu hóa chi phí, dịch vụ khám chữa bệnh của phòng khám.
4. Mô hình phòng khám lưu động – trung tâm sức khỏe cộng đồng
Đối với mô hình phòng khám lưu động, mục tiêu của doanh nghiệp không phải là làm thế nào để tạo ra nhiều lợi nhuận nhất mà là làm thế nào để tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng nhất. Do đó, kết cấu hoạt động của mô hình này sẽ tập trung vào việc kết hợp với các tổ chức chính trị, nhà bảo trợ, xã hội để tổ chức các chương trình giáo dục, thăm khám tại chỗ, truyền đạt kiến thức sức khỏe đến người dân.
Phòng khám sẽ thường xuyên tổ chức thăm khám, sàng lọc sức khỏe trực tiếp và miễn phí cho các địa phương, xã, phường tại chính điểm cư trú của người dân. Nếu trong quá trình sàng lọc, người dân có vấn đề gì về sức khỏe sẽ được tư vấn và tiếp tục thực hiện điều trị tại các cơ sở điều trị của phòng khám.
Có thể dễ nhìn thấy rằng cách tiếp cận của mô hình phòng khám này là cách tiếp cận chủ động với khách hàng. Tuy nhiên, để hoạt động mô hình hiệu quả, phòng khám cần phải thu hút được nhiều nguồn vốn từ các đơn vị đầu tư bên ngoài khác.
Các lưu ý khi lựa chọn mô hình phòng khám hiện nay
Các mô hình phòng khám hiện nay thường được doanh nghiệp lựa chọn thiết kế hoạt động theo 4 mô hình trên bởi nó đem lại giá trị hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, dù lựa chọn mô hình phòng khám nào thì người lãnh đạo cũng cần lưu ý các tiêu chí để phù hợp với doanh nghiệp mình. Một số lưu ý quan trọng phải kể đến như:
Lựa chọn mô hình phòng khám phù hợp với quy mô doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có quy mô lớn khác với phòng khám quy mô nhỏ về nhiều yếu tố như nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, lượng khách hàng mục tiêu,… Vì thế, khi lựa chọn mô hình phòng khám cho doanh nghiệp mình, nhà sáng lập, lãnh đạo cần phải cân nhắc rằng mô hình của phòng khám có phù hợp với quy mô hay không. Bởi lựa chọn sai quy mô, mô hình sẽ rất khó để vận hành. Nếu mô hình có quy mô nhỏ quá dẫn đến “lãng phí” nguồn nhân lực, nếu quy mô lớn quá sẽ dẫn đến thiếu nguồn nhân lực, từ đó không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Lựa chọn mô hình phòng khám phù hợp với nguồn vốn của doanh nghiệp
Khi kinh doanh một phòng khám, yếu tố nguồn vốn là điều đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm. Các mô hình phòng khám hiện nay khác nhau về yếu tố nguồn vốn. Bởi vậy, bạn cần cân nhắc lựa chọn mô hình nào phù hợp với nguồn vốn của doanh nghiệp vì một nguồn vốn nhỏ nếu muốn vận hành theo kiểu mô hình nguồn vốn lớn là điều không khả thi.
Lựa chọn mô hình phòng khám phù hợp với mục đích phát triển
Lưu ý thứ hai mà bất kỳ một nhà quản trị phòng khám nào cũng cần lưu ý đó là mục đích phát triển, định hướng bền vững của doanh nghiệp theo yếu tố nào. Bởi 4 mô hình kể trên đều có hướng phát triển khác nhau.
Việc lựa chọn phòng khám sẽ tùy thuộc vào bạn hướng phòng khám của mình đến với định hướng thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm hay bạn muốn tạo ra nhiều giá trị hơn cho cộng đồng.
Cần kết hợp công nghệ khi vận hành các mô hình phòng khám hiện nay
Ngày nay, việc vận hành mô hình phòng khám tốt không chỉ dừng lại ở sự tài ba của nhà lãnh đạo mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố công nghệ. Bất kỳ một mô hình phòng khám nào hiện nay cũng đòi hỏi cần kết hợp yếu tố công nghệ bởi đây là yếu tố cốt lõi giúp phòng khám trở nên chuyên nghiệp, quản lý vận hành hiệu quả, tối ưu chi phí và tiết kiệm với nhiều khách hàng tiềm năng.
Một phần mềm quản lý phòng khám hiện đại như phần mềm quản lý phòng khám Myspa sẽ là yếu tố công nghệ đáp ứng được các nhu cầu công nghệ kể trên. Myspa là giải pháp số hóa chuyên nghiệp giúp nhà quản lý giải quyết được các vấn đề về quản lý nhân lực, quản lý tài chính, chăm sóc và thu hút khách hàng,…
Click ngay tại đây để tìm hiểu nhiều thông tin chi tiết hơn về phần mềm quản lý phòng khám của Myspa.
Trên đây là các mô hình phòng khám hiện nay được đa số các doanh nghiệp lựa chọn. Bên cạnh đó, Myspa cũng đưa ra một vài lưu ý giúp cho bạn chọn được mô hình phòng khám phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Hy vọng bài viết này giúp bạn giải quyết được phần nào băn khoăn trong việc lựa chọn mô hình kinh doanh phòng khám.
Xem chi tiết phần mềm tại