Cụm từ gội đầu dưỡng sinh, massage dưỡng sinh đã trở nên phổ biến trên thị trường làm đẹp những năm gần đây. Nhờ nhu cầu làm đẹp, thư giãn bằng các phương pháp cổ truyền và dược liệu thiên nhiên, spa dưỡng sinh ra đời và ngày càng được ưa chuộng bởi cả khách hàng lẫn các nhà kinh doanh nhờ tiềm năng phát triển của chính mô hình này.
Vậy có những điều gì mà các chủ spa cần lưu ý và chuẩn bị để bắt đầu kinh doanh spa dưỡng sinh? Myspa sẽ giúp bạn giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
1. Spa dưỡng sinh là gì?
Spa dưỡng sinh là mô hình spa chăm sóc sức khỏe-sắc đẹp bằng các phương pháp truyền thống như massage bấm huyệt, vật lý trị liệu, sử dụng thảo dược và các nguyên liệu tự nhiên giúp thư giãn và tăng cường sức khỏe.
Kinh doanh spa dưỡng sinh được đánh giá là tiềm năng và có thể thu lợi nhuận tốt nhờ sự an toàn, tính chất tốt cho sức khỏe và dễ dàng thu hút đa dạng đối tượng khách hàng. Để có được điều đó, các chủ spa cần làm tốt ở bước chuẩn bị để tránh gặp nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh spa dưỡng sinh.
2. Kinh doanh spa dưỡng sinh cần chuẩn bị gì?
2.1. Kiến thức chuyên môn
Có nhiều ý kiến cho rằng kinh doanh spa dưỡng sinh không cần phải có kiến thức chuyên môn về massage, bấm huyệt. Trên thực tế, dù không trực tiếp thực hiện nhưng chủ spa cũng cần có những hiểu biết nhất định về các thao tác và dịch vụ mà spa mình cung cấp để có thể đào tạo và kiểm soát chất lượng tay nghề nhân viên, từ đó đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn ổn định.
2.2. Kiến thức kinh doanh, kỹ năng quản lý
Kiến thức kinh doanh chắc chắn là điều mà chủ spa nào cũng phải có để quản lý và vận hành spa được hiệu quả. Ngoài ra, chủ spa còn cần có kỹ năng quản lý và khả năng ứng phó tốt với các tình huống có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh spa dưỡng sinh. Chủ spa có thể tham khảo các khóa học tại các trung tâm đào tạo uy tín, chất lượng để trau dồi thêm về kiến thức kinh doanh và kỹ năng mềm cần thiết trong quá trình vận hành spa dưỡng sinh của mình.
2.3. Đăng ký giấy phép, chứng chỉ
Giấy phép kinh doanh là điều kiện bắt buộc để một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ có thể bắt đầu hoạt động. Bên cạnh đó, để được kinh doanh trong lĩnh vực thẩm mỹ thì chủ spa cũng cần trang bị cho mình chứng chỉ hành nghề spa hoặc chứng nhận do cơ sở đào tạo dạy nghề hợp pháp cấp. Các chủ spa cần lưu ý thực hiện đúng và đủ các giấy tờ, thủ tục pháp lý, tránh rắc rối trong quá trình spa dưỡng sinh hoạt động.
2.4. Tuyển chọn, đào tạo nhân viên
Đội ngũ nhân viên chính là “bộ mặt” của một doanh nghiệp. Nhân viên ngoài tay nghề tốt còn cần có thái độ thân thiện, ứng xử chuẩn mực để khách hàng có được trải nghiệm tốt và tăng khả năng giữ chân khách hàng. Chủ spa cần đảm bảo tuyển dụng và đào tạo những nhân viên thỏa mãn cả hai yếu tố trên để việc kinh doanh spa được hiệu quả, giảm thiểu các đánh giá xấu về spa và nhân viên spa.
2.5. Tu sửa mặt bằng, lựa chọn nội thất
Không gian của spa là một yếu tố quan trọng tạo nên sự hài lòng của khách hàng ngay từ khi vừa bước chân đến spa. Tùy theo nguồn vốn chủ đầu tư có mà có thể thiết kế không gian và nội thất theo sở thích, mong muốn của chủ spa.
Nếu có nguồn vốn lớn, spa có thể đầu tư thiết kế không gian theo những phong cách cầu kỳ, sang trọng, trang trí bằng nội thất cao cấp. Ngược lại, với nguồn vốn khiêm tốn, chủ spa có thể cân nhắc các phong cách trang trí đơn giản, nhẹ nhàng, miễn là đảm bảo có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết.
2.6. Mua sắm thiết bị, nhập nguyên vật liệu
Chủ spa cần nghiên cứu kỹ và lựa chọn những trang thiết bị chất lượng, vừa mang lại hiệu quả cho khách hàng, vừa tránh các tình huống xấu phát sinh do sử dụng thiết bị hư hỏng, kém chất lượng.
Nguồn nguyên vật liệu, thảo dược sử dụng cũng phải là sản phẩm đến từ đơn vị cung cấp uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chủ spa cần tìm hiểu cẩn thận để tránh rơi vào bẫy lừa đảo, mua phải sản phẩm kém chất lượng, tệ hơn là gây hại cho khách hàng hay chính nhân viên của spa.
=> Cách Tìm & Chọn Lọc Nguồn Mỹ Phẩm Cho Spa Chất Lượng
2.7. Lựa chọn dịch vụ chủ lực và thiết kế menu
Dịch vụ chủ lực sẽ là dấu ấn để khách hàng nhớ đến và tìm đến spa. Xác định dịch vụ chủ lực cũng giúp spa vạch rõ chiến lược kinh doanh và quảng bá, nâng cao chất lượng nhờ chỉ tập trung vào một (một vài) dịch vụ, từ đó mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Chủ spa có thể đưa ra các dịch vụ lẻ bổ sung cho gói dịch vụ chính, sau đó thiết kế thành một menu được hệ thống hoàn chỉnh để khách hàng có thể dễ lựa chọn.
2.8. Chọn công cụ quản lý – Phần mềm quản lý Myspa
Chủ spa có thể lựa chọn quản lý bằng phương pháp truyền thống như ghi sổ giấy hoặc dùng Excel. Ngoài ra, chủ spa cũng có thể tham khảo lựa chọn các phần mềm quản lý tự động, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tăng hiệu quả kinh doanh lên nhiều lần.
Myspa cung cấp bộ giải pháp số hóa marketing và vận hành quản lý cho các cơ sở làm đẹp như spa, tiệm gội đầu, clinic, tiệm nail, v.v. Thông qua phần mềm quản lý của Myspa, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể điều hành cơ sở làm đẹp từ xa bằng những thao tác đơn giản trên máy tính hoặc các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng.
Sử dụng trọn bộ giải pháp số hóa Myspa, chủ spa có thể tối ưu quy trình quản lý, kinh doanh hiệu quả hơn với:
- Phần mềm quản lý chuyên nghiệp với 21 tính năng: quản lý lịch hẹn, quản lý nhân sự, quản lý thu chi, quản lý sản phẩm, quản lý thông tin khách hàng,…
- App cá nhân hóa được thiết kế riêng theo bộ nhận diện của thương hiệu
- Gian hàng thương mại điện tử BeautyX giúp kết nối trực tiếp với khách hàng, nhận lịch hẹn, quản lý thông tin, kinh doanh online tiện lợi
Với bộ giải pháp số hóa Myspa, chủ doanh nghiệp sẽ được sử dụng đầy đủ dịch vụ quản lý có độ bảo mật cao và tận dụng những tính năng mới, được cập nhật thường xuyên để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Hơn hết, các giải pháp số hóa của Myspa có chi phí vô cùng hợp lý, rẻ hơn mặt bằng chung của thị trường và được công khai minh bạch, phù hợp với nhiều phân loại, phân khúc doanh nghiệp.
Đăng ký ngay tại:
Thông qua bài viết trên hy vọng bạn đã nắm được những yếu tố cần thiết để bắt đầu kinh doanh spa dưỡng sinh. Chúc bạn kinh doanh thành công!
Leave a Reply